• Tin tức
  • Ôn tập toán 9 phần hình học với chuyên đề đường tròn

Ôn tập toán 9 phần hình học với chuyên đề đường tròn

12/08/2020

Chuyên đề đường tròn là kiến thức vô cùng quan trọng mà các bạn học sinh cần phải nắm vững. Khi ôn tập toán 9 thì bạn nên chú ý trọng tâm vào những lý thuyế t như sau để có thể dễ dàng giải toán nhanh hơn.

1. Sự xác định đường tròn và tính chất đối xứng của đường tròn

Trước hết bạn cần phải nắm vững được những kiến thức cơ bản về đường tròn như sự xác định đường trong và tính chất đối xứng của nó. Có như vậy bạn sẽ có thể giải toán 9 phần đường tròn dễ dàng hơn.

+ Sự xác định đường tròn:

Đường tròn tâm O bán kính R với R > 0 là một hình gồm các điểm cách O một khoảng bằng R. Kí hiệu (O, R) cũng có thể là (O) khi không cần chú ý đến bán kính.

- M nắm trên (O, R) suy ra OM = R

- M nằm trong (O, R) suy ra OM < R

- M nằm ngoài (O, R) suy ra OM > R

Cách xác định một đường tròn:

- Với một điểm O cho trước và một số thực r > 0 cho trước xác định một đường tròn tâm O bán kính r.

- Một đoạn thẳng AB cho trước xác định đường tròn đường kính AB

- Ba điểm không thẳng hàng xác định đường tròn qua ba điểm. Đường tròn qua 3 đỉnh A, B, C của tam giác ABC gọi là đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC. Tam giác này gọi là tam giác nội tiếp đường tròn.

+ Tính chất đối xứng của đường tròn:

- Đường tròn là hình có tâm đối xứng, tâm của đường trong là tâm đối xứng của đường tròn đó.

- Đường tròn là hình có trục đối xứng, bất kì đường kính nào cũng là trục đối xứng của đường tròn.

2. Đường kính và dây của đường tròn

Trong phần đường kính và dây của đường tròn cũng có nhiều kiến thức mà bạn nên ghi nhớ khi ôn tập toán 9.

+ So sánh độ dài của đường kính và dây:

Định lý 1: Trong các dây của 1 đường tròn thì dây lớn nhất chính là đường kính

+ Quan hệ vuông góc giữa đường kính và dây:

Định lý 2: Trong một đường tròn, đường kính mà vuông góc với một dây thì đường kính đi qua trung điểm của đoạn dây đó.

Định lý 3:Trong một đường tròn, đường kính đi qua trung điểm của một dây không đi qua tâm thì vuông góc với đoạn dây đó.

3. Ôn tập phần mối quan hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây

Trong phần hình học toán lớp 9 với chuyên đề đường tròn thì liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây bạn cũng nên ghi nhớ một số định lý như sau:

+ Định lý 1: Trong một đường trong nếu hai dây bằng nhau thì cách đều tâm, hay dây cách đều tâm thì bằng nhau.

+ Định lý 2: Trong hai dây thuộc một đường trong thì dây nào gần tâm hơn thì dây đó lớn hơn, dây nào lớn hơn thì dây đó gần tâm hơn.

4. Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn, dấu hiệu nhận biết đường tròn

Trong các dạng đề thi môn Toán thì phần vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn cũng thường xuyên xuất hiện nên khi on luyen toan bạn cũng phải ghi nhớ những kiến thức như sau:

+ Nếu đường thẳng và đường tròn cắt nhau thì số điểm chung là 2 và hệ thức giữa d và R là d < R

+ Nếu đường tròn và đường thẳng tiếp xúc với nhau thì số điểm chung là 1 và hệ thức giữa d với R là d = R.

+ Nếu đường tròn và đường thẳng không giao nhau thì số điểm chung là 0 và hệ thức giữa d và R là d > R.

+ Những dấu hiệu nhận biết một tiếp tuyến của đường tròn:

- Định lý: Nếu như một đường thẳng đi qua một điểm của đường tròn và vuông góc với bán kính đi qua điểm đó thì đường thẳng đó là tiếp tuyến của đường tròn.

Bài viết liên quan
13/08/2020

Giới thiệu bộ sách khám phá thế giới toán học

Trong suốt quá trình học tập phổ thông từ lớp 1 đến lớp 12, Toán học là một trong những môn học vô cùng quan trọng. Toán học không chỉ giúp rèn luyện khả năng tư duy và phân tích vấn đề một cách logic, nó còn có giá trị thực tiễn khá cao. Tuy nhiên, khi bắt đầu làm quen với những con số và các phép toán, không phải đứa trẻ nào cũng thấy hứng thú. Là một vị phụ huynh, các bạn đã có những phương pháp nào để dạy toán cho con? Mua sách tập tô chữ số, hay là những quyển sách bài tập rồi cho con làm? Các bạn có bao giờ nghĩ rằng, cách dạy và học như thế vô tình đã áp đặt lên con trẻ rất nhiều áp lực hay không? Khi trẻ chưa định hình sẵn một khái niệm gì về con số và các phép toán, thì đã phải giải quyết các bài tập liên quan đến chúng, và nếu như không giải quyết được thì sẽ bị phạt hoặc nghe lại lời giảng một lần nữa đến khi nào hiểu thì thôi. Và cứ như thế, việc học sẽ là một gánh nặng với trẻ nhỏ.
13/08/2020

Bộ sách toán song ngữ lớp 1

Khi bắt đầu đến tuổi đến trường, trẻ rất khó để có thể làm quen và tập trung vào việc học. Vậy Thầy cô và các bậc phụ huynh cần làm gì để con nhận thức rằng học tập cũng là một niềm vui ? Chính vì vậy, chúng tôi xin giới thiệu tới bạn đọc bộ cuốn sách học toán song ngữ dành cho học sinh lớp một: “Đánh thức tài năng toán học”, “Olympiad Maths Trainer” và “Toán tài năng 1A”, “Toán tài năng 1B”.
12/08/2020

Bộ sách toán tài năng 6

Tiếp nối thành công của bộ sách toán song ngữ “Toán tài năng” dành cho lứa tuổi tiểu học, Nhà sách Edufly chúng tôi xin hân hạnh giới thiệu đến bạn đọc hai cuốn sách “Toán tài năng” 6A và 6B dành cho học sinh cấp trung học cơ sở được Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển Giáo dục quốc tế Á Châu mua bản quyền của Singapore. Bộ sách gồm những bài tập tổng hợp kiến thức trên lớp và các bài tập tự luyện được xây dựng theo mức độ nâng cao dần dần. Đặc biệt, từng dạng bài có mục “Teacher’s Desk - Lưu ý của giáo viên” sẽ cung cấp các mẹo, ghi chú, ví dụ và các lỗi phổ biến thường gặp để học sinh dễ hiểu, dễ nhớ và tư duy nhanh khi làm bài. Bên cạnh đó, cuốn sách không chỉ giúp học sinh tiếp cận toán, phát triển tư duy theo chuẩn quốc tế, mà còn có thể vừa học toán, vừa học tiếng anh với cách thiết kế tiếng Anh và tiếng Việt song hành từng trang.